Chiều cao và cân nặng là hai trong các chỉ số quan trọng cần được theo dõi trong suốt thời gian đầu đời của trẻ. Chiều cao và cân nặng thế nào thì mới gọi là “đúng chuẩn”? Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 18 tuổi theo chuẩn WHO-VN chính là bảng quy chiếu chuẩn nhất để đánh giá sự phát triển về 2 mặt này của trẻ. Cùng FasKID tìm hiểu ngay bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn nhất trong bài viết dưới đây nhé!
Các giai đoạn phát triển chiều cao cân nặng của trẻ
Theo các chuyên gia, trẻ có 4 giai đoạn phát triển chiều cao và cân nặng quan trọng. Bố mẹ cần nắm được chính xác các giai đoạn này để hỗ trợ con yêu phát triển tốt hơn, cải thiện chỉ số cân nặng và chiều cao. 4 giai đoạn phát triển đó là:
Giai đoạn 1: Giai đoạn bào thai
Hệ thống xương của trẻ bắt đầu được hình thành từ khoảng tháng thứ 4 của thai kỳ. Đây được xem là giai đoạn vàng đầu tiên quyết định đến sự phát triển chiều cao của trẻ.

Mẹ bầu cần chủ động giúp con bổ sung ngay các dưỡng chất, đặc biệt là Canxi để trẻ phát triển xương, đạt được chiều cao tối đa khi chào đời. Từ đó, tạo tiền đề cho sự phát triển về mặt chiều cao trong tương lai của trẻ. Trẻ sơ sinh khi chào đời thường có chiều cao dao động trong khoảng từ 48 – 52cm.
Giai đoạn 2: Sơ sinh 0 – 24 tháng tuổi
Giai đoạn sơ sinh đến dưới 2 tuổi là thời điểm mà trẻ phát triển nhanh nhất về mặt chiều cao và cân nặng.
– Trẻ < 12 tháng tuổi: Cân nặng của trẻ trong thời gian này sẽ tăng nhanh, có thể tăng gấp 2 lần so với cân nặng của trẻ lúc mới sinh. Đến cuối năm đầu tiên, cân nặng này có thể đạt gấp 3 lần cân nặng sinh.
– Trẻ > 12 tháng tuổi: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, giai đoạn trẻ từ 12 – 24 tháng là thời gian trẻ dễ mắc các chứng bệnh suy dinh dưỡng, còi xương. Nguyên nhân là vì trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng để phát triển cơ thể của trẻ tăng đột biến. Bố mẹ nên cho trẻ ăn dặm hoặc bổ sung các thực phẩm chức năng để có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ.
Giai đoạn từ 12 – 24 tháng tuổi nếu trẻ được chăm sóc tốt có thể tăng chiều cao lên thêm khoảng 25cm (trong 12 tháng đầu) và 10cm (trong mỗi năm tiếp theo).
Giai đoạn 3: Trẻ từ 3 – 13 tuổi
Trẻ sau 2 tuổi tốc độ tăng trưởng của trẻ sẽ có xu hướng giảm lại nên bố mẹ không cần quá lo lắng khi thấy con có dấu hiệu chậm cân, đứng chiều cao. Thông thường, trong 1 năm trẻ sẽ tăng được khoảng 5 – 8cm cho đến khi trẻ bắt đầu bước vào dậy thì. Mật độ xương tăng khoảng 1%/ năm. Chiều cao của trẻ phát triển khá ổn định trong thời gian này.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 3 – đến 13 tuổi cũng cần được bổ sung một cách khoa học để tạo bàn đạp cho trẻ phát triển bùng nổ trong giai đoạn dậy thì tiếp theo.
Giai đoạn 4: Dậy thì của trẻ
Ở Việt Nam, tuổi dậy thì của trẻ thường bắt đầu khá sớm.
– Đối với trẻ trai: 11 – 18 tuổi
– Đối với trẻ gái: 10 – 16 tuổi.

Dậy thì được xem là thời gian vàng để trẻ phát triển ngoại hình toàn diện, trong đó có chiều cao và cân nặng. Chiều cao của trẻ dậy thì có sự khác biệt rất lớn. Nếu bố mẹ chăm sóc tốt, mỗi năm trẻ có thể tăng từ 8 – 12cm cho đến hết dậy thì.
Sau dậy thì trẻ vẫn có thể tăng thêm chiều cao nếu có chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học.
Bảng chiều cao cân nặng của trẻ theo chuẩn WHO mới nhất
WHO là một tổ chức Y tế uy tín hàng đầu thế giới. Bảng chiều cao cân nặng của trẻ từ 0 – 18 tuổi theo chuẩn WHO-VN được nghiên cứu và tổng hợp dựa trên sự phát triển thể trạng của chính người Việt. Đây được xem là một bảng quy chiếu đáng tin cậy để bố mẹ có thể chủ động theo dõi sự phát triển của trẻ.
Sự phát triển chiều cao và cân nặng ở trẻ trai và trẻ gái là khác nhau. Vì thế, bảng này thường được chia thành 2 bảng riêng biệt để bố mẹ có thể tiện theo dõi. Cụ thể:
Bảng chiều cao, cân nặng chuẩn của bé trai
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn WHO-VN của bé trai bố mẹ có thể tham khảo dưới đây:

Bố mẹ có thể tham khảo bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn theo WHO để nắm bắt tình hình phát chiều của con mình chính xác nhất nhé
Bảng chiều cao, cân nặng của bé gái
Bảng chiều cao cân nặng chuẩn WHO-VN của trẻ bé gái bố mẹ có thể tham khảo đối chiếu với bảng dưới đây:

Lưu ý:
- Bảng so sánh chiều cao cân nặng này chỉ mang tính chất tham khảo giúp bố mẹ có thể chủ động nắm bắt được tiến độ phát triển của trẻ.
- Cân nặng và chiều cao thực tế của mỗi trẻ có thể khác so với bảng trên vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và tiêu chuẩn đánh giá khác nữa. Vì thế, bố mẹ không cần quá lo lắng hay “ép” con phải theo chuẩn.
- Nếu trẻ có sự chênh lệch quá lớn so với bảng đánh giá bố mẹ nên đưa con đến gặp bác sĩ hoặc người có chuyên môn để được kiểm tra đánh giá và đưa ra phương hướng giúp trẻ giải quyết tốt tình trạng mất cân đối chiều cao, cân nặng so với tiêu chuẩn lứa tuổi từ sớm.
Hướng dẫn và nguyên tắc đo chiều cao cho bé
Cách đo đạc chiều cao và cân nặng cho trẻ như thế nào mới chuẩn? Phần bài dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể để bố mẹ có thể chủ động cân đo giúp trẻ tại nhà nhé!
Trẻ sơ sinh ( dưới 2 tuổi)
Đo chiều cao cho trẻ dưới 2 tuổi chuẩn nhất chính là đo nằm. Bố mẹ chuẩn bị thước đo chuyên dụng, không nên sử dụng các loại thước dây, thước đo khác để đo chiều cao cho trẻ bởi sẽ làm kết quả đo không chính xác. Cách thức thực hiện như sau:
- Đầu tiên, bố mẹ đặt trẻ nằm ngửa sao cho phần đầu của trẻ chạm sát vào cạnh thước đo. Giữ đầu trẻ nằm thẳng trong thời gian đo, mắt hướng lên trần.
- Cân chỉnh phần đầu bé xong, bố mẹ tiến hành duỗi chân của bé kết hợp giữ phần đầu gối của trẻ thẳng ra, áp sát thước đo.
- Cuối cùng, đọc và ghi chép lại kết quả đo được và đối chiếu vói bảng chiều cao chuẩn của WHO-VN.
Để theo dõi tốt hơn sự phát triển chiều cao của trẻ trong giai đoạn đầu này, bố mẹ nên thường xuyên giúp trẻ đo chiều cao, tốt nhất là 1 tháng đo một lần để thấy rõ sự tăng trưởng của trẻ.
Trẻ trên 2 tuổi
Trẻ trên 2 tuổi đã cứng cáp hơn và có thể tự đứng được trên đôi chân của mình. Lúc này, bố mẹ có thể chuyển do cho bé đo đứng. Thước đo chiều cao cố định trên tường để giúp việc đo đạc diễn ra thuận lợi hơn.
Cách thực hiện việc đo chiều cao cho trẻ trên 2 tuổi như sau:
- Đầu tiên, bố mẹ đặt thước đo chiều cao chuyên dụng cho trẻ sao cho vạch số 0 vuông góc với sàn nhà. Sau đó, cố định thước đo trên tường.
- Tiếp theo, cho trẻ đứng vào vị trí đo. Khi đo, cho trẻ cởi bỏ giày dép, mũ tạm thời. Lưng áp sát tường, thẳng người, đầu cố định, 2 mắt nhìn thẳng về trước. Chân khép và tay áp sát đùi.
- Bố mẹ dùng một bảng gõ để căn chỉnh chiều cao cho trẻ bằng cách áp sát bảng gõ vào phần đỉnh đầu của trẻ, vuông góc với thước đo chiều cao. Cuối cùng đọc và ghi lại kết quả đo.

Hướng dẫn và nguyên tắc cân, tra cứu cân nặng cho bé
Kiểm tra cân nặng cho trẻ theo chuẩn WHO-VN như thế nào? Bố mẹ lưu ý những hướng dẫn và nguyên tắc cân, tra cứu cân nặng cho trẻ dưới đây để thực hiện đúng và cho ra kết quả chuẩn nhất nhé!
Loại cân dùng để cân trẻ
Tùy vào điều kiện mà bố mẹ có thể lựa chọn một loại cân phù hợp để theo dõi cân nặng của trẻ từ 0 – 18 tuổi. Trong đó, các chuyên gia khuyến nghị bố mẹ nên sử dụng cân điện tử để có kết quả chuẩn nhất. Đối với các loại cân khác như cân đồng hồ, cân treo thì bố mẹ cần lưu ý lựa chọn cân có độ chia tối thiểu 0,1 Kg)
Vị trí đặt cân
Vị trí đặt cân phải là một vị trí bằng phẳng, chắc chắn thoáng và có đủ độ rộng để trẻ cảm thấy thoải mái khi cân.
Để cân cố định, điều chỉnh cân về vị trí 0 nếu có sai số. Chuẩn bị hoàn tất các bước trên sẽ bắt đầu cho trẻ lên cân.
Thao tác cân theo quy chuẩn WHO-VN
Theo khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới WHO thì thời điểm cân trẻ tốt nhất là vào buổi sáng. Cân ngay sau trẻ vừa ngủ dậy và thực hiện xong các vệ sinh cá nhân. Khi cân cần đảm bảo trẻ chưa ăn/ uống, cởi bỏ bớt giày, dép, áo khoác và các vật dụng không cần thiết khác để đảm bảo sai số cân nặng nhỏ nhất.
Cho trẻ bước lên giữa bàn cân, bất động trong khoảng 1 phút. Với trẻ dưới 2 tuổi, chân còn yếu chưa thể giữ thăng bằng bố mẹ có thể cho trẻ cân nằm hoặc cân ngồi. Trẻ trên 2 tuổi có thể cân đứng để có kết quả chuẩn.
Đọc và ghi kết quả cân
Với cân điện tử cân nặng của trẻ sẽ hiện lên trên mặt cân ngay sau khi bé bước lên. Bố mẹ có thể đợi 3 – 4s sau đó ghi kết quả.
Với các cân treo, cân đồng hồ, cân đòn bố mẹ cho trẻ giữ thăng bằng, đợi cân ổn định và đọc kết quả đo. Lưu ý, nên đọc đến cả số lẻ nhỏ nhất nhé!
Chiều cao, cân nặng của bé không đạt chuẩn thì ba mẹ cần làm gì?
Sau khi có kết quả đo chiều cao, cân nặng của trẻ, bố mẹ có thể so sánh với bảng chiều cao, cân nặng theo chuẩn WHO-VN. Nếu chẳng may kết quả của bé không đạt chuẩn thì bố mẹ cũng không cần quá lo lắng. Hãy điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của trẻ theo hướng phù hợp và tiếp tục theo dõi định kỳ 2 chỉ số này.
- Đối với trẻ có chiều cao cân nặng thấp hơn mức đề xuất trong bảng thì bố mẹ nên chủ động giúp trẻ tăng dinh dưỡng.
- Ngược lại với trẻ có cân nặng vượt hơn mức khuyến nghị bố mẹ nên lập một chế độ ăn mới giúp trẻ về số cân chuẩn, tránh tình trạng thừa cân, béo phì quá sớm.
- Đối với trẻ nếu có sự chênh lệch quá nhiều so với bảng chiều cao cân nặng, sau khi cải thiện vẫn không có tiến triển bố mẹ nên đưa trẻ đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng, những bác sĩ có chuyên môn để có sự đánh giá đúng tình trạng của bé và có cách khắc phục giúp trẻ.
Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chiều cao, cận nặng của trẻ
Trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.
Gen di truyền
Gen di truyền cũng có tác động rất lớn đến sự phát triển chiều cao, cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, yếu tố di truyền này chỉ có tác động khoảng 23% mà thôi nên bố mẹ có thể chủ động giúp con thay đổi bằng các phương pháp khoa học, hợp lý khác nhé!

Sức khỏe của mẹ trong thời gian mang thai và cho con bú
Thai kỳ và cho con bú được xem là giai đoạn tiền đề để trẻ phát triển. Nếu trong giai đoạn này mẹ khỏe, trẻ nhận được nguồn dưỡng chất tốt, đầy đủ thì sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tạo đà phát triển cho trẻ sau này.
Ngoài dưỡng chất, sức khỏe thể chất thì sức khỏe tinh thần của mẹ cũng có sự tác động không nhỏ đối với trẻ, đặc biệt là về mặt trí tuệ. Mẹ thường xuyên bị căng thẳng trong giai đoạn thai kỳ có thể khiến trẻ bị chậm phát triển các kỹ năng vận động (điều khiển tay, chân).
Môi trường sống
Môi trường sống cũng cần được lưu ý khi bố mẹ muốn con phát triển tốt chiều cao, cân nặng. Môi trường sống quá nhiều khói bụi, ô nhiễm sẽ có tác động xấu đến sức khỏe của trẻ khiến trẻ kém hấp thu dưỡng chất, dễ bị còi cọc hơn so với những trẻ cùng lứa tuổi.
Chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố không thể nào thiếu trong việc quyết định chiều cao, cân nặng của trẻ. Trẻ cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất để thúc đẩy sự phát triển từ thể chất lẫn trí tuệ. Trong các giai đoạn phát triển chiều cao quan trọng hàm lượng dưỡng chất trẻ cần sẽ nhiều hơn so với thông thường. Bố mẹ cần lưu ý đặc điểm này để đáp ứng cho sự phát triển của trẻ được toàn diện nhất.
Các bệnh lý
Các bệnh lý cũng có thể khiến trẻ bị lệch chuẩn cân nặng, chiều cao. Trong đó, các bệnh lý mạn tính, các khiếm khuyết trong cơ thể là cần phải đặc biệt chú ý.
Bên cạnh đó, những rối loạn trong thời kỳ dậy thì cũng có thể khiến chiều cao, cân nặng của trẻ bị mất cân đối, khó kiểm soát.
Cách giúp trẻ cải thiện chiều cao cân nặng
Có rất nhiều cách để giúp trẻ cải thiện chiều cao và cân nặng. Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, vận động, dưỡng chất bổ sung,…. là những cách cần được bố mẹ ưu tiên cho trẻ.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ được xem là một trong những điều kiện tiên quyết quyết định chiều cao và cân nặng của trẻ. Trong giai đoạn đầu đời, trẻ cần được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ. Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, bố mẹ có thể chủ động giúp trẻ bổ sung các loại thực phẩm hỗ trợ cải thiện chiều cao và cân nặng. Trong đó, vitamin D, canxi, Phốt pho, Magiê là các dưỡng cần được ưu tiên.
Dưới đây là một số loại thực phẩm kích thích tăng trưởng chiều cao cho trẻ bố mẹ có thể tham khảo:
- Sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…) cung cấp lượng canxi, đạm, vitamin A, D dồi dào cho trẻ.
- Ngũ cốc (yến mạch, gạo lứt,…): cung cấp chất xơ, khoáng chất, vitamin cho trẻ
- Trái cây tươi và các loại rau củ: cung cấp chất xơ hỗ trợ tiêu hóa, canxi, vitamin K,C,A,….
- Các loại thịt nạc (thịt heo, thịt bò,…) cung cấp đạm cho trẻ rất tốt cho việc phát triển chiều cao.
- Các loại hải sản (tôm, cua, cá hồi,…) có chứa canxi sẽ giúp trẻ phát triển xương, xương chắc khỏe.
- Trứng cũng là nguồn cung cấp canxi tốt không thể bỏ qua.
Tạo thói quen cho trẻ tập thể dục thể thao
Vận động thể dục thể thao kích thích sự tăng trưởng chiều cao cho trẻ vô cùng hiệu quả. Trẻ có thể tập chơi một số môn thể thao nhẹ cùng bố mẹ như bơi lội, đá bóng,….. Cách này vừa giúp bố mẹ tương tác với trẻ, giúp trẻ vận động tăng cường trao đổi chất và kích thích sự thèm ăn.

Cho trẻ vận động thường xuyên còn giúp trẻ duy trì được một cân nặng lý tưởng, giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh lý về tim mạch.
Kiểm tra và xử lý các bệnh lý nếu trẻ mắc phải
Như đã đề cập ở trên, các bệnh lý cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của trẻ. Chính vì thế, bố mẹ nên giúp trẻ chủ động kiểm tra sớm sức khỏe để phát hiện và điều trị kịp thời những bệnh lý ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ sau này.
Tạo môi trường sống, sinh hoạt tốt
Hãy tạo cho trẻ một môi trường sống lý tưởng, sạch sẽ, thoáng mát. Điều này không những giúp trẻ khỏe mạnh mà còn kích thích tăng trưởng thể chất.
Sinh hoạt giờ giấc, ngủ hợp lý
Trẻ nên được tập thói quen sinh hoạt theo giờ giấc khoa học. Một lối sống khoa học sẽ giúp trẻ có cơ thể tốt, phát triển chiều cao và cân nặng lý tưởng. Trong đó, thời gian ngủ của trẻ cần được đặc biệt quan tâm. Các Hormone tăng trưởng thường được tiết ra khi trẻ bước vào trạng thái ngủ say. Hãy đảm bảo cho trẻ ngủ sớm và ngủ ngon giấc nhất có thể.
Bổ sung vitamin, dưỡng chất bằng TPCN
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ vô cùng cao. Các thức ăn thông thường có thể không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Vì thế, bố mẹ có thể cho con sử dụng bổ sung các Thực phẩm chức năng. Vitamin D, đặc biệt là D3 chính là loại vitamin cực kỳ hữu ích trong việc cải thiện chiều cao cho trẻ. Đây cũng là loại thực phẩm chức năng được các chuyên gia khuyên dùng.
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung vitamin D. Trong đó, Faskid- viatmin D3 là loại sản phẩm được ưa chuộng nhất. Faskid là một thực phẩm chức năng được sản xuất trên công nghệ Thụy Sĩ an toàn tuyệt đối cho trẻ. Sản phẩm được đóng gói với quy cách viên nén tiện lợi, dễ sử dụng. Hương vị trái cây thơm ngon kích thích trẻ ngon miệng.

Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến chiều cao cân nặng theo bảng chiều cao cân nặng của trẻ chuẩn WHO-VN. Hãy chủ động giúp trẻ phát triển chiều cao cân nặng đúng chuẩn ngay từ sớm để đạt được thể hình lý tưởng trong tương lai nhé!
Bài viết liên quan
Trẻ uống Kẽm và vitamin D3 cùng lúc được không? Lưu ý các mẹ
Vitamin D3 và Kẽm là hai trong số những vi chất rất cần thiết cho...
Th11
Dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D | Cách bổ sung hiệu quả nhất
Thiếu vitamin D là tình trạng hàm lượng vitamin D trong cơ thể không đáp...
Th11
Vitamin D3 có trong thực phẩm nào? Top 10 TP các mẹ nên biết
Theo các chuyên gia thống kê, hơn 13% dân số trên toàn thế giới xuất...
Th11
Bổ sung Canxi cho trẻ chậm mọc răng như thế nào? Các mẹ cần lưu ý
Bổ sung canxi cho trẻ chậm mọc răng hiện là vấn đề thu hút nhiều...
Th11
Vitamin D3 uống vào lúc nào trong ngày cho hiệu quả tốt nhất?
Vitamin D3 là một trong những vitamin có vai trò quan trọng với sức khỏe...
Th11
Vitamin D3 mở nắp dùng trong bao lâu? Cách bảo quản chính xác nhất
Vitamin D3 mở nắp dùng trong bao lâu? Cách bảo quản vitamin D3 trong điều...
Th11