Bệnh còi xương ở trẻ: Nguyên nhân, chữa trị và cách phòng tránh

Còi xương là một bệnh lý về xương khá thường gặp ở trẻ. Còi xương về lâu dài có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển thể chất của trẻ. Chính vì vậy, các bậc làm cha mẹ cần có kiến thức về còi xương để có cách giúp trẻ phòng tránh, điều trị khoa học. Vậy bệnh còi xương ở trẻ là gì? Vì sao trẻ lại bị mắc bệnh còi xương? Cách chữa trị và phòng tránh như thế nào? Tất cả những vấn đề này sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết này. Cùng theo dõi nhé!

Còi xương ở trẻ là gì?

Còi xương là tình trạng trẻ bị mắc chứng rối loạn chuyển hóa dưỡng chất nuôi dưỡng xương gây giảm khoáng hóa của đĩa sụn khiến xương không phát triển hoặc kém tăng trưởng. Bệnh còi xương thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn trẻ dưới 3 tuổi. Thanh thiếu niên đang trong giai đoạn phát triển thể chất cũng có thể bị còi xương.

Còi xương thường gặp ở trẻ nhỏ
Còi xương thường gặp ở trẻ nhỏ

Ngoài ra, những đối tượng trẻ dễ mắc bệnh còi xương cần đặc biệt lưu ý là trẻ sinh non thiếu tháng, trẻ sinh vào khoảng mùa đông ít ánh nắng mặt trời, trẻ sinh đôi, sinh ba, trẻ quá bụ bẫm,….

Phân biệt trẻ còi xương và các bệnh lý khác

Nhiều bậc phụ huynh thường nhầm lẫn còi xương và còi cọc, suy dinh dưỡng. Quan niệm mặc định là còi xương thường xuất hiện ở những trẻ gầy, ốm yếu, thiếu “da thịt. Tuy nhiên, trên thực tế những trẻ to lớn bụ bẫm vẫn có thể bị bệnh còi xương. Nguyên nhân chủ yếu là còi xương tác động chủ yếu đến chất lượng xương của trẻ.

Còi xương Còi cọc Suy dinh dưỡng
Còi xương có thể gặp ở cả trẻ còi cọc, suy dinh dưỡng hoặc ngay cả trẻ to lớn, bụ bẫm. Xương của trẻ còi xương bị thiếu hụt canxi/phốt pho, xương yếu, dễ bị biến dạng, gãy xương,… Các chỉ số chiều cao, cân nặng của trẻ đều dưới mức trung bình. Trẻ có thể mắc chứng còi xương hoặc không. Trẻ không được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng dẫn đến tình trạng đứng cân, sụt cân. Trẻ dễ bệnh, mệt mỏi, chán ăn, kém vận động. Trẻ có thể bị mắc chức còi xương hoặc không.

Các dạng bệnh còi xương phổ biến

Có 3 dạng bệnh còi xương thường gặp ở trẻ là:
– Còi xương dinh dưỡng
– Còi xương liên quan đến vitamin D (giảm hoạt động của vitamin D, rối loạn chuyển hóa vitamin D, kháng vitamin D,….)
– Còi xương phosphopenic di truyền (hội chứng rối loạn tái hấp thu phốt pho ở ống thận)

Nguyên nhân còi xương ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ như trẻ bị thiếu hụt dinh dưỡng, hàm lượng vitamin D trong cơ thể thấp, gặp vấn đề giảm khoáng hóa xương, hoạt động của phosphataza kiềm bị giảm,…. Trong đó, nguyên nhân chủ yếu gây còi xương ở trẻ là do sự thiếu hụt vitamin D.

Trẻ bị còi xương do thiếu hụt canxi
Trẻ bị còi xương do thiếu hụt canxi

Vitamin D, đặc biệt là D3 có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc phát triển hệ xương của trẻ. Loại vitamin này có tác dụng tăng hấp thu phốt pho và canxi – 2 thành phần tham gia trực tiếp vào quá trình canxi hóa sụn tăng trưởng, thúc đẩy hệ xương của trẻ phát triển.

Khi cơ thể trẻ bị thiếu hụt vitamin D, ruột không thể hấp thụ được đầy đủ lượng phốt pho và canxi cần thiết để cung cấp cho cơ thể. Lúc này, cơ thể trẻ buộc phải rút canxi trong xương để ổn định nồng độ canxi trong máu. Trẻ còi xương thường chậm lớn, biết đi muộn, chân dị dạng (chân vòng kiềng, chân chữ bát, tay cán vá,….)

Dấu hiệu bệnh còi xương ở trẻ em

Làm thế nào để nhận biết sớm trẻ bị bệnh còi xương? Một vài dấu hiệu dưới đây sẽ giúp bạn có sự đánh giá sớm, chính xác tình trạng phát triển xương của trẻ.

Ở trẻ nhỏ: Dùng tay sờ nhẹ để kiểm tra, nếu thấy các dấu hiệu sau thì có thể trẻ đang bị còi xương:

  • Xương sọ mềm, đầu dễ bị biến dạng theo tư thế nằm (bẹt về phía sau hoặc bẹt qua một bên)
  • Thóp chậm liền, bờ mềm
  • Đầu to có bướu
  • Trẻ bị chậm mọc răng, răng mọc yếu, lộn xộn, men răng xấu

Ở trẻ lớn hơn: Xác định sớm bệnh còi xương ở trẻ lớn hơn thông qua các biểu hiện như là:

  • Xương lồng ngực biến đổi, có hình lưỡi gà, xuất hiện chuỗi hạt sườn
  • Xương chi xuất hiện vòng cổ chân và cổ tay

Ngoài ra, trẻ bị còi xương cấp còn có các biểu hiện như hay nôn trớ, nấc sau khi ăn, thở rít. Một số trẻ nặng hơn có thể bị co giật do thiếu canxi trong máu.

Hậu quả trẻ em bị còi xương

Còi xương nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ. Trẻ còi xương có nguy cơ đối mặt với sự biến dạng ngoại hình khiến trẻ tự ti, đặc biệt là bé gái. Thời gian còi xương lâu dài còn để lại di chứng đáng quan ngại cho trẻ. Dưới đây là một vài hậu quả mà trẻ bị còi xương có thể sẽ phải đối mặt:

  • Biến dạng lồng ngực, cong vẹo cột sống, lưng gù
  • Chứng năng hô hấp bị hạn chế
  • Chân, tay, răng dị tật, trẻ thấp lùn kém thẩm mỹ
  • Khung xương chậu bị hẹp có thể gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của trẻ khi trưởng thành
  • Trẻ đối mặt với nguy cơ loãng xương sớm và các bệnh lý nguy hiểm về xương khác như ung thư xương, xương thủy tinh,….
  • Cơ xương chèn ép có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, hô hấp của trẻ.

Bên cạnh đó, trẻ bị còi xương còn sẽ dễ dẫn đến bệnh thiếu máu. Chức năng miễn dịch của trẻ cũng bị suy giảm khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh vặt, nhất là các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi tái phát nhiều lần.

Điều trị bệnh còi xương ở trẻ em

Còi xương không phải là một căn bệnh hiểm nghèo nhưng những biến chứng và di chứng để lại thực sự rất đáng lưu tâm. Vì thế, bố mẹ nên có sự quan tâm đến sự phát triển của trẻ để có sự phòng ngừa và điều trị sớm. Điều trị bệnh còi xương cho trẻ như thế nào? Dưới đây là những cách phổ biến, dễ thực hiện và đem lại hiệu quả tốt nhất.

Phơi nắng

Vitamin D là một trong những thành phần quan trọng trong việc phát triển xương của trẻ. Loại vitamin này có thể tổng hợp dưới da dưới sự tác động của ánh sáng mặt trời sớm. Vì thế, bố mẹ có thể cho con phơi nắng để tăng cường tạo vitamin D tự nhiên cho trẻ.

Gợi ý một số cách điều trị còi xương cho trẻ
Gợi ý một số cách điều trị còi xương cho trẻ

Thời gian phơi nắng tốt nhất là vào buổi sáng, từ 6h đến khoảng 8 giờ. Khi cho trẻ phơi nắng bố mẹ nhớ cẩn thận che chắn mắt cho trẻ, tránh để mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng cường độ cao. Mỗi ngày hãy cho trẻ phơi nắng từ 15-20 phút để tăng cường hấp thụ vitamin D.

Uống vitamin D và Canxi

Nếu trẻ sinh vào mùa đông, ít ánh nắng mặt trời bố mẹ có thể cho trẻ đi tắm điện tại các bệnh viện. Tuy nhiên, chi phí khá đắt đỏ. Do đó, bộ mẹ cũng có thể giúp con bổ sung vitamin D bằng cách cho trẻ uống bổ sung vitamin D và canxi. Liều lượng uống cần được cân nhắc, tham khảo ý kiến của các bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng có chuyên môn.

Liều uống vitamin D tham khảo:

  • Bé < 6 tháng: 400 IU vitamin D/ ngày
  • Bé từ 1 – 3 tuổi: Tối đa 2500 IU/ ngày
  • Bé 4 – 8 tuổi: Tối đa 3000 IU/ ngày
  • Bé > 8 tuổi: Tối đa là 4000 IU/ ngày

Liều uống canxi tham khảo:

  • Canxi B1 – B2 – B6: 1-2 ống/ngày
  • Trẻ lớn có thể thay thế bằng cốm bổ sung canxi với liều lượng 1-2 thìa cà phê/ngày.

Chế độ ăn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng

Trẻ còi xương cần có chế độ ăn riêng biệt để đáp ứng đủ các dưỡng chất cần thiết cho xương. Trong đó, bố mẹ vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chính tinh bột, vitamin và khoáng chất, chất béo, đạm.

  • Đạm và vi chất dinh dưỡng có nhiều trong: hải sản (tôm, cua, cá hồi, nghêu, sò,…), sữa và các chế phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…), trứng (lòng đỏ), mè đen
  • Tinh bột: có trong gạo, khoai sắn,….
  • Chất béo: có trong quả bơ, dầu mè, dầu gạo,….
  • Các vi chất cần thiết cho sự phát triển của xương như Vitamin D, kẽm, sắt, phốt pho cần được ưu tiên trong bữa ăn hàng ngày.

Cách phòng ngừa bệnh còi xương ở trẻ

Ông bà ta luôn nói phòng bệnh hơn chữa bệnh. Do đó, bố mẹ nên chủ động giúp con phòng tránh bệnh còi xương ngay từ sớm. Cách phòng ngừa bệnh còi xương vô cùng đơn giản.

Đối với mẹ

  • Bổ sung vitamin D: Ngay từ những ngày thai giáo, mẹ nên chủ động bổ sung vitamin D thông qua ăn uống và tắm nắng đều đặn.
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Mẹ bầu cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh sinh non dẫn đến khả năng hấp thụ của trẻ bị kém hơn so với trẻ đủ tháng khỏe mạnh.
  • Cho trẻ bú sữa mẹ: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo nhất dành cho trẻ, cần cho trẻ bú ngay khi chào đời và duy trì trong 6 tháng đầu đời. Không nên cho trẻ cai sữa quá sớm.
  • Thường xuyên theo dõi sự phát triển của trẻ, cho trẻ đến gặp bác sĩ ngay khi có dấu hiệu của còi xương
Chủ động phòng ngừa còi xương cho trẻ từ sớm
Chủ động phòng ngừa còi xương cho trẻ từ sớm

Đối với trẻ

  • Cho trẻ tắm nắng để tự tổng hợp vitamin D tự nhiên.
  • Bố mẹ cũng có thể cho trẻ sử dụng thêm các vi khoáng chất cùng vitamin cần thiết khác như selen, kẽm, crom,…. để đáp ứng đủ dinh dưỡng hàng ngày.
  • Nếu trẻ gặp vấn đề kém hấp thu bố mẹ có thể cho trẻ uống bổ sung các thực phẩm chức năng cung cấp vitamin D, đặc biệt là vitamin D3.

Faskid- Vitamin D3 giúp bé cải thiện bệnh còi xương đúng cách và an toàn

Faskid là thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin D3 cho trẻ cực kì an toàn và hiệu quả từ Thụy Sĩ, giúp bé cải thiện các bệnh còi xương nhanh và hiệu quả nhất.

 

Faskid Vitamin D3 giúp trẻ chống bệnh còi xương hiệu quả
Faskid Vitamin D3 giúp trẻ chống bệnh còi xương hiệu quả

Faskid-Vitamin D3 hỗ trợ hấp thu Canxi vào hệ xương răng, thúc đẩy quá trình trao đổi và chuyển hóa chất ở trẻ nhỏ giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất nhanh và hiệu quả. Faskid giúp bé cải thiện tối đa các bệnh lý về xương giúp xương phát triển chắc khỏe, tăng trưởng chiều cao, thúc đẩy quá trình mọc răng, tăng sức đề kháng giúp bé phát triển toàn diện nhất.

Mỗi viên Faskid chứa hàm lượng 400 IU Vitamin D3 phù hợp với trẻ từ 1- 5 tuổi, hương vị dâu tự nhiên thơm ngon hơn kẹo khiến trẻ thích thú khi dùng. Faskid- Vitamin D3 đã được nhiều bậc phụ huynh cho con sử dụng và có mặt tại các nhà thuốc uy tín trên toàn quốc. Bố mẹ đừng bỏ lỡ mà hãy giúp bé đẩy lùi căn bệnh còi xương bằng cách cho bé dùng Faskid- Vitamin D3 nhé.

Trên đây là toàn bộ những thông tin quan trọng cần lưu ý về bệnh còi xương ở trẻ. Theo dõi website để cập nhật thêm nhiều bài viết hay khác nhé!

Trả lời

Index